Tìm hiểu về chi phí đầu tư mua sắm giữa màn hình tương tác và bảng tương tác?
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giờ đây không còn xa lạ với các thầy cô giáo nữa. Hiệu quả của công nghệ mang lại cho việc giảng dạy là điều không thể phủ nhận. Công nghệ giúp cho bài giảng của thầy cô thêm sinh động hơn, sáng tạo hơn, các bạn học sinh cũng học tập vui vẻ hơn, hiệu quả hơn phương pháp truyền thống nhiều.
Tuy nhiên, nhiều thầy cô cũng chưa được tiếp cận với công nghệ dạy học của màn hình tương tác hay bảng tương tác. Và có thể chưa hiểu rõ và nhìn thấy sự khác biệt giữa hai loại thiết bị này, đặc biệt là khác biệt về chi phí đầu tư và sử dụng hai loại thiết bị này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra phân tích để thầy cô và các bạn nắm được:
Về chi phí đầu tư mua sắm thiết bị
So với việc đầu tư một chiếc màn hình tương tác, thực tế mua sắm một chiếc bảng tương tác tốn kém hơn so với màn hình tương tác. Bởi vì màn hình tương tác là thiết bị all-in-one, tích hợp tất cả các thiết bị trong một, bao gồm mini PC, màn hình tương tác, loa, không cần máy chiếu. Chỉ việc cắm điện vào là có thể sử dụng luôn thiết bị, không cần kết nối với các thiết bị ngoại vi khác bên ngoài nhiều như bảng tương tác. Do đó, chỉ cần mua một chiếc màn hình tương tác là có thể sử dụng được ngay.
Còn để sử dụng được bảng tương tác, chúng ta cần phải mua thêm các thiết bị ngoại vi bên ngoài nữa mới có thể sử dụng được. Ví dụ như máy chiếu, loa, máy tính PC (laptop),…Bảng tương tác được hoạt động dựa trên việc chiếu hình ảnh/dữ liệu từ máy tính lên bảng thông qua máy chiếu. Bảng tương tác có chức năng có thể tương tác các nội dung được trình chiếu trên đó. Do đó, bảng tương tác không thể hoạt động độc lập một mình nó.
Về chi phí trong quá trình sử dụng
Về lâu dài sau một thời gian sử dụng thì bóng chiếu của máy chiếu sẽ giảm tuổi thọ, chất lượng hình ảnh trình chiếu sẽ không còn được đảm bảo cho mắt và cần thay thế bóng chiếu mới. Khi đó, để tiếp tục sử dụng được bảng tương tác sẽ cần phát sinh một khoản phí không hề nhỏ.
Ngược lại, với màn hình tương tác thì chúng ta có thể sử dụng lâu dài mà không cần thay thế linh phụ kiện gì. Tuổi thọ của bóng hình màn hình tương tác có thể lên tới 30.000-50.000 giờ sử dụng liên tục. Nếu tính trung bình mỗi ngày sử dụng 5 giờ, thì màn hình tương tác có thể sử dụng được lên tới 28 năm sử dụng. Đây quả là một con số ấn tượng về tuổi thọ. Tính ra chi phí để đầu tư sử dụng một màn hình tương tác rẻ hơn khá nhiều so với bảng tương tác.
Ngoài chi phí thay thế linh kiện, còn một loại chi phí nữa cần được kể đến đó là sự tiêu tốn điện năng khi sử dụng. Với màn hình tương tác thì việc tiêu thụ điện gần như rất ít, chỉ trong khoảng 60-100W cho một màn hình tương tác, nó ngang bằng với một chiếc tivi ở nhà chúng ta.
Còn với bảng tương tác, để hoạt động được chúng ta phải cung cấp điện đồng thời cho ít nhất 4 thiết bị, đó là bảng tương tác, máy chiếu, máy tính (laptop), loa. Do đó lượng điện tiêu thụ cộng gộp lại của 4 thiết bị này là khá lớn. Nếu sử dụng lâu dài trong nhiều năm liền thì lượng điên tiêu tốn cũng không hề nhỏ chút nào.
Trên đây, là những phân tích cơ bản về chi phí đầu tư và sử dụng màn hình tương tác và bảng tương tác. Tùy vào mỗi nhu cầu giảng dạy khác nhau thầy cô sẽ có những lựa chọn khác nhau cho phù hợp nhất. Hy vọng bài này đã giúp thầy cô có cái nhìn rõ nét hơn về hai loại thiết bị này trước khi quyết định đầu tư mua sắm.
Xem thêm : Khung tương tác thông minh
Nếu thầy cô cần mua sắm hoặc tư vấn sản phẩm có thể liên hệ Công ty Đại Nam – Đơn vị nhập khẩu và phân phối thiết bị tương tác hàng đầu Việt Nam như thương hiệu PKLNS (Hàn Quốc), Gaoke…. Công ty Đại Nam sẽ có những tư vấn chi tiết nhất, giúp thầy cô có lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.