Ưu nhược điểm của một số thiết bị tương tác

Thời đại công nghệ 4.0 là thời đại của những thiết bị thông minh, giúp con người làm việc và học tập một cách thông minh hơn.

Trong giáo dục, việc ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào giảng dạy là một vấn đề được nhiều sự quan tâm của cả trường học, trung tâm, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Đó cũng chính là lý do hiện nay có rất nhiều giải pháp thông minh được đưa ra, mỗi giải pháp có những ưu, nhược điểm riêng.

Cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu, nhược điểm của các thiết bị tương tác: màn hình tương tác, khung tương tác, bảng tương tác qua bài viết này nhé.

Màn hình tương tác thông minh

Màn hình tương tác thông minh là thiết bị cảm ứng đa điểm, tích hợp All in one- có hình dáng như một chiếc smart tivi khổng lồ, thay thế tính năng của máy chiếu và máy tính, là sự cải tiến của bảng tương tác và được tích hợp sẵn 2 loa công suất lớn.

Màn hình tương tác có nhiều chức năng, ngoài việc ghi chú, viết vẽ, tẩy xóa bằng tay thì người dùng còn có thể sử dụng tính năng tự chụp ảnh, ghi âm, quay video và lưu trữ nội dung bài giảng, cuộc họp một cách nhanh chóng và dễ dàng; họp trực tuyến từ xa, thiết kế nội dung cho bài thuyết trình,…

Màn hình tương tác thông minh

Ưu điểm:
– Tích hợp 5 thiết bị trong 1: bảng tương tác, máy tính, máy chiếu, tivi, loa.
– Tiết kiệm không gian, diện tích phòng sử dụng, hạn chế những kết nối rườm rà.
– Công nghệ hiện đại nhất, độ phân giải 4K, đa tính năng.
– Loại bỏ được những nhược điểm của bảng tương tác và khung tương tác
– Tuổi thọ dài.

Nhược điểm:
– Chi phí đầu tư cao
– Kích thước không đa dạng như khung tương tác hay bảng tương tác

2. Bảng tương tác

Bảng tương tác là thiết bị cho phép người dùng cảm ứng, chấm chạm bằng tay hay vật bất kỳ, không cần dùng phấn trắng, giẻ lau. Khi sử dụng bảng tương tác cần kết nối với máy tính và máy chiếu.

Bảng tương tác thường được sử dụng trong các lớp học, trung tâm đào tạo. Bảng có tích hợp sẵn các phần mềm tương tác hỗ trợ soạn thảo giáo án và giảng dạy tự động.

Bảng tương tác thông minh

Ưu điểm:
– Chi phí trung bình, dễ đầu tư hơn.
– Kích thước bảng lớn, phù hợp với cả lớp học đông học sinh
– Bảng tương tác thông minh giống với thiết kế của chiếc bảng trắng, gần gũi với giáo viên hơn.
– Tuổi thọ của bảng dài hơn máy chiếu hay khung tương tác.

Nhược điểm:
– Khi sử dụng bảng cần cài đặt driver
– Bảng tương tác bị đổ bóng người dùng khi đứng trước máy chiếu, gây khó chịu cho người xem.
– Thường ít tính năng hơn màn hình tương tác
– Khi sử dụng cần kết nối với máy chiếu và máy tính, thu hẹp không gian, diện tích phòng học.
– Độ phân giải hình ảnh và chất lượng bảng phụ thuộc vào máy chiếu.

3. Khung tương tác

Khung tương tác hay khung tivi tương tác là thiết bị gắn trực tiếp lên tivi giúp biến tivi thường thành tivi thông minh, cho phép cảm ứng, chấm chạm bằng tay mà không cần dùng điều khiển, chuột hay bàn phím.

Khi sử dụng khung tương tác, cần kết nối với máy tính. Tuy nhiên khung có khả năng tương thích cao và không cần cài đặt phần mềm để sử dụng. Việc lắp đặt, kết nối và sử dụng khung tương tác vô cùng đơn giản.

Khung tương tác thông minh

Ưu điểm:
– Sử dụng công nghệ cảm ứng hồng ngoại, gắn trực tiếp lên tivi và sử dụng mà không cần cài đặt driver.
– So với Màn hình tương tác và bảng tương tác thì giải pháp về khung tương tác có chi phí thấp nhất
– Dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
– Thừa hưởng những ưu điểm của tivi có sẵn như màu sắc, độ phân giải.

Nhược điểm: 
– Cần có sẵn tivi
– Giới hạn theo kích thước tivi
– Dễ chịu tác động của bên ngoài, khi có va chạm hoặc rung động nhẹ sẽ làm lệch điểm cảm ứng của khung trên tivi, người dùng sẽ phải định vị lại mới có thể tiếp tục sử dụng.

Mỗi thiết bị khác nhau sẽ phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy khi muốn đầu tu một thiết bị tương tác, bạn cần cân nhắc giữa các thiết bị, về ưu, nhược điểm của chúng với nhu cầu, mục đích sử dụng và ngân sách của mình, để chọn mua một thiết bị phù hợp nhất.